LÝ THUYẾT
VẬT LIỆU THÔNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT ĐỒ NỘI THẤT
GỖ TỰ NHIÊN
- Gỗ khai thác trong rừng tự nhiên: gõ đỏ, cẩm lai, căm xe, lim, hương, …
- Gỗ rừng trồng: tre, thông, sồi, …
GỖ CÔNG NGHIỆP
- MFC & MDF
- Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
- MDF tương tự với MFC, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.
- Gỗ công nghiệp MDF và MFC chất lượng hàng đầu thế giới xuất xứ từ CHLB Đức và Malaysia, với các ưu điểm vượt trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.
- Gỗ MDF và MFC có các hình thức cao cấp hơn là gỗ MFC chống ẩm, gỗ MDF chống ẩm và HDF chịu nước. Biểu hiện bằng mắt thường dễ dàng nhận diện là lõi gỗ của các sản phẩm cao cấp này thường có màu xanh. Các dòng gỗ cao cấp này thường được sử dụng cho các vị trí ẩm ướt như tủ lavabo, tủ phòng xông hơi, vách ngăn toilet,…
- MDF có thể hoàn thiện bề mặt bằng sơn màu, melamine, dán laminate hoặc dán Veneer. MDF Veneer là tấm MDF được dán một lớp ván lạng gỗ tự nhiên mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, Căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên là bao! (thậm chí còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại).
- HDF
- Gỗ HDF là một sản phẩm ván ép công nghiệp có tên gọi đầy đủ là High Density Fiberboard. Loại gỗ này được phát triển dựa trên cơ sở khắc phục nhiều nhược điểm của các loại gỗ ván dăm như MDF, MFC và nâng cao chất lượng hơn cho cốt gỗ. Gỗ sợi HDF đem lại tính bền bỉ và khả năng chịu lực với mật độ cao.
- Gỗ ép công nghiệp HDF được cấu tạo từ 80% – 85% gỗ tự nhiên. Tận dụng những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày làm nguyên liệu chính, cấu thành cốt gỗ tấm. Sau khi được luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000oC – 2000oC để xử lý hết nhựa và nước. HDF thường sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF với kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày 6mm – 24mm hoặc các kích thước khác theo nhu cầu sử dụng. Các tấm ván gỗ HDF đã xử lý bề mặt được đưa sang dây chuyền cắt theo các kích thước đã định sẵn, rồi phủ thêm lớp tạo vân gỗ cùng lớp phủ bề mặt.
- Lớp phủ bề mặt được làm từ Melamine Resin và sợi thủy tinh nên có độ trong suốt, giúp giữ màu sắc được lâu dài, vân gỗ ổn định. Đồng thời, bảo vệ lớp bề mặt của gỗ HDF. Chính vì vậy mà HDF là ván ép chất lượng cao nhất trong các loại gỗ ép hiện nay.
- Các đặc điểm nổi bật của HDF:
- Bề mặt của ván ép chất lượng cao rất nhẵn mịn, không thô ráp và không có dăm gỗ. Tấm gỗ có kết cấu đặc sánh, không có khoảng rỗng li ti như ở gỗ MDF
- HDF thường sẽ được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF có độ chịu lực rất tốt, không bị biến dạng hay gãy khi chịu va đập mạnh
- Các phân tử bột gỗ liên kết chặt chẽ với nhau nên khả năng giãn nở rất thấp, đảm bảo độ bền và hạn chế hư hại khi gặp nước, hay nhiệt độ cao
- Ván gỗ HDF siêu đặc có khả năng cách âm, chống ồn rất tốt
- Cốt gỗ siêu đặc giúp ván gỗ HDF có khả năng chống mối mọt tốt, không bị hư hại bởi côn trùng
- Được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn an toàn sức khỏe E1 – E2 nên gỗ ép công nghiệp an toàn với sức khỏe, không gây dị ứng hay ngộ độc cho con người
- PLYWOOD
-
Plywood hay gỗ ván ép đều là thuật ngữ khác nhau của loại gỗ được tạo ra từ nhiều tấm gỗ mỏng, có cùng kích thước với nhau được xếp chồng lên nhau và kết dính bằng loại keo đặc biệt chuyên dụng. Gỗ ván ép được sử dụng rất phổ biến trong đời sống đặc biệt là trong thiết kế và sản xuất đồ dùng nội thất. Gỗ Plywood có quy trình sản xuất tiên tiến, được ép dưới áp suất và nền nhiệt cao nên rất chất lượng và đảm bảo sử dụng an toàn.
-
Cấu tạo của gỗ Plywood:
- Gỗ Plywood được tạo nên từ việc ghép nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày khoảng ~1mm và có kích thước bằng nhau. Các lớp gỗ này được ép chồng vuông góc với nhau bằng loại keo chuyên dụng và được ép nhiệt nhiệt độ cao để đạt được đồ bền như mong muốn.
- Có 2 loại keo chuyên dụng thường xuyên được sử dụng để tạo nên gỗ ván ép đó là: Keo Phenol có tác dụng tăng cường độ cứng, khả năng chịu nước cũng như tạo mặt phẳng hoàn hảo cho gỗ. Trong khi đó lại keo Formaldehyde có khả năng chống lại hiện tượng cong vênh hay co gỗ, tất cả các trường hợp biến dạng của sản phẩm gỗ. Tuy nhiên việc sử dụng loại keo này có sự hạn chế bởi gây độc hại với sức khỏe cũng như môi trường.
-
Đặc điểm của gỗ Plywood:
- Một trong những đặc điểm mà người tìm hiểu gỗ Plywood nào cũng phải biết, đó là số lượng các tấm gỗ dùng để ép ván phải là số lẻ, tùy theo độ dày của ván gỗ mà sử dụng 3, 5, 7 hay 9 lớp gỗ để tạo thành. Lý do của việc này đó là nhằm tạo ra một lớp lõi nằm ở chính giữa gỗ.
- Khi đó, 2 lớp gỗ bên ngoài lớp lõi sẽ có hướng vân giống nhau. Hướng vân của các lớp bên ngoài sẽ được sắp xếp vuông góc nhằm tăng khả năng chịu lực cũng như chống cong vênh, nứt gãy cho gỗ.
-
Ưu điểm của gỗ Plywood:
- Độ cứng và độ bền khá cao: Trải qua quá trình phun keo và ép nhiệt nhiều lần, gỗ ván ép được các chuyên gia cho rằng sở hữu độ cứng cũng như độ bền tương đối cao. Đặc biệt với các công nghệ sản xuất hiện đại, gỗ Plywood được kiểm tra và đánh giá độ bền, độ đàn hồi qua từng bước, từng công đoạn sản xuất rất tỉ mỉ.
- Khả năng chống nước cao hơn gỗ MDF: Gỗ MDF là một trong những sản phẩm gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm khá tốt, nhưng Plywood lại nhỉnh hơn về khả năng chống lại sự xâm nhập của nước. Đặc biệt khi thả xuống nước, gỗ ván ép cũng không dễ bị phồng như gỗ công nghiệp MDF.
- Thời gian chà nhám và phủ sơn PU nhanh hơn: Bền mặt gỗ Plywood khá nhẵn mịn, đặc biệt gỗ trải qua các giai đoạn sản xuất giúp sở hữu bề mặt mịn ưng ý để dễ dàng thực hiện các công đoạn trang trí như chà nhám hay phủ sơn PU lên trên.
-
Nhược điểm của gỗ Plywood:
- Giá thành rẻ nhưng cao hơn gỗ MDF, MFC
- Cạnh ván ép dễ bị sứt mẻ
- Dễ cong vênh, tách lớp
- Màu sắc không đẹp bằng gỗ MDF, MFC
-
ACRYLIC
- Acrylic là một loại vật liệu nhựa có tên khoa học PMMA (poly methyl methacrylate). Nguồn gốc của loại vật liệu này từ tinh chế dầu mỏ. Acrylic có đến hơn 50 màu khác nhau, có thể là màu trong suốt hoặc màu sắc nổi bật.
- Đặc điểm của chất liệu Acrylic:
- Tính bóng gương cực cao đem tới không gian nội thất trẻ trung, hiện đại, sang trọng
- Trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các sản phẩm bóng gương như kính, gương… nên rất dễ dàng khi lắp đặt, gia công. Đặc biệt, vật liệu này dễ dàng uốn ép tạo nên thành phẩm có sự ấn tượng cao
- Vật liệu Acrylic thường được dán trên bề mặt cốt gỗ công nghiệp bằng keo dán chuyên dụng
- Acrylic có ưu điểm nổi trội là dễ vệ sinh & khả năng chống trầy xước cao giúp sản phẩm nội thất có độ bền đẹp.
- Gỗ công nghiệp Acrylic: Gỗ công nghiệp acrylic là loại gỗ mà sử dụng cốt gỗ bên trong là mdf lõi xanh chống ẩm An Cường hoặc cốt nhựa Picomat chống nước 100% với bề mặt dán acrylic bóng gương cạnh không đường line. Gỗ công nghiệp acrylic có những điểm nổi bật, khác biệt là:
- Bóng Gương là điều mà bạn nên để ý đầu tiên với gỗ công nghiệp acrylic An Cường. Bạn có thể soi gương được vì vậy nên gọi là Acrylic bóng gương
- Có khả năng chống ẩm tốt. Không bị cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng
- Có khả năng chống cháy tốt – là vật liệu an toàn khi sử dụng trong nội thất tủ bếp
- Chịu lực, chịu nhiệt cao – Bề mặt gỗ phẳng mịn gấp 2 lần so với sơn nên khả năng chống trầy xước hiệu quả
- Là loại gỗ có trọng lượng tương đối nhẹ, dẻo nên dễ dàng trong việc gia công và lắp đặt
NHỰA GIẢ GỖ – PVC PICOMAT
- Xuất hiện trên thị trường vật liệu nội thất hơn 20 năm, gỗ công nghiệp là giải pháp thay thế khá hiệu quả cho gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đồ nội thất làm từ gỗ công nghiệp gặp không ít vấn đề như bị trương nở, ẩm mốc khi gặp nước đối với các khu vực nhà bếp, nhà tắm thường xuyên phải tiếp xúc với nước; mối mọt tấn công làm giảm độ bền của sản phẩm…
- Để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại của gỗ công nghiệp, Picomat đã nghiên cứu và phát triển để đưa đến người tiêu dùng dòng vật liệu nội thất đột phá – Ván nhựa PVC hay còn gọi là tấm nhựa PVC. Sản phẩm là vật liệu dạng tấm, được tạo thành từ thành phần chính là Polivinyl Clorua ( thường được ký hiệu là PVC). Ngoài nhựa PVC, ván nhựa Picomat còn có thêm một số chất phụ gia vô cơ.
- Chính vì thế, Ván nhựa PVC có khả năng chịu nước tuyệt đối, chống ẩm mốc, ngăn chặn sự phá hoại của mối mọt đem đến độ bền vượt trội cho đồ nội thất; giảm sự lan toả đám cháy… Cùng với đó, là sự phong phú về độ dày: 5, 8, 10, 12, 15, 18mm, tấm nhựa PVC đáp ứng được mọi nhu cầu về ứng dụng nội thất từ tủ bếp, tủ chậu lavabo đến tấm ốp tường, trần nhựa, vách ngăn phòng… hay nội thất trường học, nội thất văn phòng, nội thất bệnh viện, nội thất tàu thuỷ…
MỘT SỐ VẬT LIỆU HOÀN THIỆN BỀ MẶT PHỔ BIẾN
- Melamine
- Melamine là một loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất, đặc biệt là trong việc làm tủ bếp, tủ quần áo, và đồ nội thất gia đình khác. Melamine cung cấp các tính chất chống trầy xước, chống thấm nước và chống ẩm, làm cho nó trở thành vật liệu lý tưởng cho các bề mặt đồ gỗ bền đẹp và dễ dàng vệ sinh.
- Laminate
- Laminate là một loại vật liệu phủ bề mặt thường được sử dụng trong ngành sản xuất đồ nội thất và trang trí nội thất. Đây là một loại vật liệu composite được tạo ra từ việc kết hợp nhiều lớp khác nhau, bao gồm giấy nhựa, keo ép và lớp bảo vệ.
- Veneer
- Veneer là một loại vật liệu được sử dụng trong ngành sản xuất đồ nội thất và trang trí nội thất. Đây là một loại lớp mỏng của gỗ tự nhiên được cắt ra từ các tấm gỗ có chiều dày thường chỉ từ vài milimet đến một phần mười milimet.
- Veneer thường được sử dụng để phủ bề mặt của các vật dụng như tủ, bàn, cửa và các vật dụng nội thất khác để tạo ra vẻ đẹp tự nhiên của gỗ thật mà không tốn nhiều nguyên liệu gỗ tự nhiên. Điều này giúp giảm thiểu sự tiêu tốn của nguồn tài nguyên gỗ và cũng giảm chi phí sản xuất.
- Veneer có thể được sản xuất từ một loạt các loại gỗ khác nhau, từ gỗ cứng như sồi, hồng sắc đến gỗ mềm như thông và keo. Nó cũng có thể được sản xuất với nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, tạo ra sự linh hoạt trong thiết kế và cho phép người sử dụng tùy chỉnh theo phong cách và sở thích cá nhân của mình.
- Sơn
- Sơn bóng 2K là một loại sơn hai thành phần được sử dụng rộng rãi trong việc sơn phủ cho các bề mặt ô tô, xe máy, đồ nội thất và các sản phẩm kim loại khác. “2K” trong tên gọi chỉ ra rằng sơn này cần phải được pha trộn với một chất hoạt động hoặc chất cứng (catalyst) trước khi sử dụng.
- Sơn bóng 2K thường được ưa chuộng vì độ bền cao, khả năng chống trầy xước và chống hóa chất tốt. Sau khi được pha trộn, nó tạo ra một lớp sơn cứng màu sắc và bóng, cung cấp sự bảo vệ cho bề mặt sơn và tạo ra hiệu ứng bóng đẹp mắt.
- Solid surface là một loại vật liệu nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong ngành thiết kế và xây dựng, đặc biệt là trong việc làm đồ nội thất và vật liệu bề mặt. Solid surface thường được làm từ hỗn hợp của các nhựa acrylic, mạch và các hạt khoáng.
- Ưu điểm của solid surface là độ bền cao, khả năng chống trầy xước, chống thấm nước, dễ chăm sóc và vệ sinh, cũng như khả năng tái chế. Solid surface có thể được cắt, gia công và định hình thành các hình dạng phức tạp mà không làm hỏng cấu trúc của nó, do đó nó rất linh hoạt trong việc thiết kế.
- Solid surface thường được sử dụng để làm bề mặt của các bàn làm việc, bồn tắm, lavabo, mặt đá bàn bếp và các sản phẩm đồ nội thất và trang trí khác.
- Mặc dù solid surface có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm:
- Dễ trầy xước: Mặc dù solid surface khá bền, nhưng nó vẫn có thể bị trầy xước nếu bị va đập mạnh hoặc sử dụng không cẩn thận.
- Khả năng chịu nhiệt hạn chế: Solid surface không chịu nhiệt tốt như đá tự nhiên, nếu để đồ nóng lên trên bề mặt solid surface trong thời gian dài có thể gây ra vết bong tróc hoặc biến dạng.
- Đòi hỏi bảo dưỡng đặc biệt: Solid surface cần được vệ sinh và bảo dưỡng đúng cách để giữ cho bề mặt luôn sáng bóng và không bị ố vàng.
- Khả năng bám bẩn: Mặc dù solid surface khá dễ vệ sinh, nhưng trong một số trường hợp, các vết bẩn và mảng bám có thể kháng cự đối với việc làm sạch, đặc biệt là đối với các màu sáng.
- Giá thành cao: Solid surface thường có giá thành cao hơn so với một số vật liệu khác như laminate hay granite tự nhiên.
CÁC LOẠI VẬT LIỆU PHỔ BIẾN KHÁC
- Kim loại (sắt, đồng, nhôm, inox, vàng, bạc, …), kính (kính trong, kính màu, kính tráng thủy, kính hiệu ứng, …), đá tự nhiên (hoa cương, cẩm thạch, sa thạch, …), da (tự nhiên & nhân tạo), vải, giấy,
CÁC PHỤ KIỆN CƠ BẢN
BẢN LỀ GIẢM CHẤN
- Đối với loại bản lề được chọn tùy theo quy cách của ván tủ, bản lề giảm chấn được chia làm 2 loại:
- Bản lề phi 35mm: dùng cho ván tủ dày từ 14mm – 24mm
- Bản lề phi 40mm: dùng cho ván tủ dày từ 20mm – 40mm
- Bản lề giảm chấn thẳng
- Hay còn gọi là bản lề trùm ngoài, vì đối với loại bản lề này thì cánh tủ được lắp trùm hết lên vách tủ.
- Bản lề giảm chấn cong ít
- Còn gọi là bản lề trùm một nửa, vì cánh tủ được lắp trùm một nửa lên vách tủ
- Bản lề giảm chấn cong nhiều
- Còn gọi là bản lề lọt toàn phần, cánh tủ được lắp lọt toàn phần vào vách tủ.
RAY TRƯỢT GIẢM CHẤN
- Ray giảm chấn trượt
- Được thiết kế để lắp ở hai cạnh bên ngăn kéo. Kiểu ray trượt này có ưu điểm là lắp đặt đơn giản. Nếu trong quá trình lắp có sai sót nhỏ về cự ly thì cũng không ảnh hưởng gì lớn tới việc sử dụng vì kiểu ray bi này có lưỡi gà trên thân giúp hỗ trợ phần này. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ chưa được, vì khi kéo ngăn kéo ra, bộ phận kim khí ở hai bên ngăn kéo sẽ bị lộ ra ngoài.
- Ray giảm chấn trượt âm
- Được lắp dưới đáy ngăn kéo. Nhờ đó, phần kim khí không bị quá lộ liễu khi mở ngăn kéo ra, giúp tăng tính thẩm mỹ. Hơn nữa khả năng chịu tải, chống xê dịch của ray trượt âm cũng cao hơn so với ray bi giảm chấn. Tuy nhiên chính vì lắp ở vị trí khó nhìn thấy nên khi lắp đặt, yêu cầu phải tính toán kích cỡ ngăn kéo một cách cẩn thận, chính xác, và sau đó, quá trình thi công cũng cần thao tác kỹ càng hơn, giảm thiểu sai số.
- Ray giảm chấn 2 tầng
- Ngăn kéo lắp mẫu ray trượt này sẽ kéo được là 3/4 chiều dài ngăn ra ngoài, một phần vẫn còn trong tủ. Tùy độ dày của thép cũng như bản rộng của sản phẩm mà khả năng chịu tải trọng dao động từ khoảng 20 – 45kg.
- Ray giảm chấn 3 tầng
- Thanh trượt ngăn kéo tủ cho phép toàn bộ chiều dài ngăn kéo được mở ra ngoài, vì vậy nó còn được gọi là ray mở toàn toàn phần. Ray trượt tủ bếp này giúp người nấu có thể dễ dàng nắm bắt được có những gì bên trong ngăn kéo mà không cần vật vả cúi xuống nhìn. Vì thế nó đang có xu hướng được sử dụng ngày một nhiều hơn. Tải trọng trung bình của ray nằm trong khoảng 30 – 45kg cũng tùy theo độ dày của thép và bản rộng của sản phẩm như ray trượt 2 tầng.
Ray hộp
Các kích thước ray trượt phổ biến
TAY NÂNG
- Tay thủy lực – Ben hơi
Tay đẩy hơi – Tay nâng Aventos
PHỤ KIỆN TỦ BẾP
- Phụ kiện cho tủ bếp dưới
- Giá xoong nồi
- Kệ gia vị, kệ dao thớt, thùng rác, thùng gạo, …
- Kệ góc xoay
- Phụ kiện cho tủ bếp trên
- Giá chén bát (cố định – nâng hạ)
PHỤ KIỆN TỦ QUẦN ÁO
- Thanh treo quần áo, treo dây nịt, cravat, …
- Giá treo quần – hộp kéo đựng đồng hồ, trang sức, …
BỐ TRÍ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
- Chiếu sáng trang trí
- Thường dùng LED dây hoặc đèn rọi Spotlight
- Cần lưu ý đến chỉ số hoàn màu Ra khi chiếu sáng các đối tượng đặc biệt
- Lưu ý giấu đèn tránh lộ sáng trực tiếp
- Chiếu sáng công năng
- Thường dùng cảm biến đóng mở cửa: Đóng cửa → Tắt đèn | Mở cửa → Mở đèn
BẢN VẼ KHAI TRIỂN CHI TIẾT VẬT DỤNG
HÌNH ẢNH THAM KHẢO
CHI TIẾT CÁNH CỬA TỦ
KHÓA CỬA GỖ – LOẠI CỬA DẤU KHUÔN
https://drive.google.com/drive/folders/1GfaCupgBo4mgVV5MkJRW3Z89JcI1sZW8?usp=drive_link
THÔNG TIN KHÁC
Mamager Space thiết kế không gian của CEO
Để tạo ra một không gian toát lên sự sang trọng và tinh tế của phòng CEO không nhất thiết là phải trang trí bằng kiểu trang trí lộng lẫy hoặc đồ nội thất xa [...]
Th10
Bài Đồ án Thiết kế Nội thất Văn phòng V-RAY
Nhà thiết kế sẽ thiết kế ra mặt bằng bố trí phòng ốc, vật dụng (bàn, ghế, tủ hồ sơ, …) sao cho thoả mãn tất cả các yêu cầu của CĐT và phù hợp [...]
Th10
V-Ray, Geometry, Render Elements các yếu tố, đối tượng 3D
Trong V-Ray, Geometry đề cập đến các đối tượng 3D trong cảnh, Render Elements trong V-Ray là các lớp hoặc thành phần riêng lẻ của ảnh render
Th10
Nội Thất V-Ray Interior Render
VRAY Interior Render là quá trình tạo hình ảnh 3D nội thất với chất lượng cao bằng cách sử dụng công cụ VRay – một phần mềm dựng hình (render engine) phổ biến trong thiết [...]
Th10
VRAY EXTERIOR RENDER (Ngoại thất)
Nguồn sáng chủ đạo → Mặt trờiNguồn sáng phụ (môi trường) → Bầu trời (Ta có thể dùng VRay Sky hoặc HDRI)Ánh sáng nhấn → Đèn nội/ngoại thất
Th10
VRay Basic Lighting thiết lập ánh sáng khi sử dụng VRay
VRay Basic Lighting thiết lập ánh sáng khi sử dụng VRay, một plugin render mạnh mẽ trong các phần mềm 3D như 3ds Max, Maya, SketchUp, và Rhino
Th10
V-Ray Material thư viên vật liệu
V-Ray Material là một loại vật liệu được sử dụng trong phần mềm kết xuất (rendering) V-Ray, chủ yếu được tích hợp vào các ứng dụng thiết kế và đồ họa 3D như Autodesk 3ds [...]
Th10
Giáo trình tự học Adobe Illustrator cơ bản
Phần mềm Adobe Illustrator này sử dụng các công cụ vẽ dựa trên vector để tạo ra các hình ảnh, logo, minh họa, icon, typography và nhiều hơn thế nữa.
Th10
Giáo trình tự học Adobe Illustrator nâng cao
Adobe Illustrator là phần mềm thiết kế đồ họa vector chuyên nghiệp được phát triển bởi Adobe Inc. Phần mềm này sử dụng các công cụ vẽ dựa trên vector để tạo ra các hình [...]
Th10
Tài liệu phần mềm V-Ray: Giới thiệu V-Ray
Vray là một phần mềm được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Vray là một phần mềm kết xuất hình ảnh, hay còn được gọi là Rendering [...]
Th10
Lệnh Selective Color trong Photoshop
Lệnh Selective Color trong Photoshop cho phép bạn tinh chỉnh màu sắc của một hình ảnh bằng cách điều chỉnh riêng từng thành phần màu trong bức ảnh mà không ảnh hưởng đến các màu [...]
Th10
Lệnh Shadows/Highlights trong Photoshop
Lệnh Shadows/Highlights trong Photoshop cho phép bạn điều chỉnh độ sáng và độ tối của hình ảnh, giúp phục hồi chi tiết trong các vùng tối (shadows) và vùng sáng (highlights).
Th10
Lệnh Black & White trong Photoshop
Lệnh Black & White trong Photoshop cho phép bạn chuyển đổi hình ảnh màu sang dạng đen trắng một cách dễ dàng và linh hoạt
Th10
Action – Tối ưu ảnh cho Web trong Photoshop
Định dạng ảnh lý tưởng Gif và PNG-8, PNG-24, JPG, WBMP, Cài đặt các tùy chọn xuất, Chọn một tùy chọn Format, Chọn một tùy chọn từ hộp Slice
Th10
Thiết kế Poster – Flyer trong Photoshop
Poster là dạng ấn phẩm được sử dụng cho mục đích tuyên truyền, cổ động hay quảng cáo cho một sự kiện hay một sản phẩm dịch vụ nào đó mới mẻ.
Th10
Hiệu chỉnh màu trong Photoshop
Lệnh Color Balance (Ctrl + B, Dùng để cân bằng màu sắc, Thao tác: Rê các thanh trượt để cân bằng màu, Shadows: Tập trung thay đổi những vùng hình ảnh có sắc độ tối.
Th10
Phục chế ảnh – Hiệu chỉnh sắc độ trong Photoshop
Sử dụng để xóa nhanh các vết dơ, trầy xướt, khuyết điểm nho nhỏ trên hình ảnh (hạt chấm chấm, mụn, nốt ruồi,…), bằng cách tự tập hợp những pixel màu xung quanh để che [...]
Th10
Cùng tìm hiểu Bộ lọc Filter trong Photoshop
Filter là tập hợp các hiệu ứng đặc biệt để tạo nhiều hiệu quả trên hình ảnh nhằm mô phỏng các kết cấu hay biến hóa hình ảnh phong phú hơn, sinh động hơn.
Th10
Hướng dẫn học Thiết kế Brochure
Brochure rất quan trọng và không thể thiếu trong việc quảng cáo và xây dựng hình ảnh ở mỗi doanh nghiệp, nó tiện lợi, rẻ tiền, dễ tiếp cận khách hàng
Th10
Trong Photoshop, Path, Shape, và Brush
Trong Photoshop, Path, Shape, và Brush là ba công cụ quan trọng giúp tạo ra và thao tác với các yếu tố đồ họa. Mỗi công cụ có chức năng và ứng dụng riêng biệt [...]
Th9
Text Layer Style trong Photoshop
Layer Style trong Photoshop là một bộ công cụ mạnh mẽ cho phép bạn áp dụng các hiệu ứng đặc biệt cho các layer của mình mà không làm thay đổi nội dung ban đầu.
Th9
Mask – Channel trong Photoshop
Mask và Channel trong Photoshop là hai công cụ mạnh mẽ giúp người dùng tạo ra các hiệu ứng phức tạp và kiểm soát cao về chi tiết hình ảnh.
Th9
Color Fill trong photoshop
Trong Photoshop, Color Fill là một lệnh hoặc công cụ cho phép bạn điền màu vào một vùng chọn, layer, hoặc toàn bộ hình ảnh.
Th9
Vùng chọn Selection trong Photoshop
Cách một là nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để tạo vùng chọn và nhấn Ctrl + J để tách nó ra một Layer riêng biệt.
Th9
Layer – Transform trong Photoshop
Trong Photoshop, Layer - Transform là một chức năng rất hữu ích cho phép bạn thay đổi kích thước, xoay, nghiêng, biến dạng, và lật các layer một cách tự do.
Th9
Bài tập thực hành sắp xếp trật tự Layer Photoshop
Những bài tập này sẽ giúp bạn làm quen với các công cụ quan trọng trong Photoshop và phát triển kỹ năng xử lý hình ảnh một cách chuyên nghiệp hơn.
Th9
Giới thiệu lý thuyết về Photoshop
Chương trình Photoshop là một chương trình xử lý ảnh (bitmap) chuyên nghiệp, lắp ghép hình ảnh, phục chế ảnh cũ, tạo ảnh nghệ thuật, hỗ trợ thiết kế Web và phục vụ in ấn (poster, catalogue, brochure,…)
Th9
Mepf Drawings trong AutoCAD
MEPF Drawings trong AutoCAD là bản vẽ kỹ thuật thể hiện các hệ thống Cơ, Điện, Ống Nước và Phòng Cháy Chữa Cháy trong các công trình xây dựng.
Th9
Furniture Details trong Autocad
Trong AutoCAD, để tạo và chi tiết hóa bản vẽ liên quan đến đồ nội thất (Furniture Details), bạn có thể sử dụng các công cụ và lệnh khác nhau để xây dựng, bố trí, [...]
Th9
Tạo Dynamic Block trong AutoCAD giúp tiết kiệm thời gian
ynamic block là một loại block trong AutoCAD có thể thay đổi kích thước, hình dạng hoặc vị trí một cách linh hoạt - Nhằm cho phép người dùng tạo ra một block có thể [...]
Th9
Layout và các khái niệm trọng AutoCAD
Layout (còn gọi là không gian khổ giấy) được hình dung như là 1 tờ giấy có tỷ lệ 1:1 tương ứng trong thực tế (VD: tờ A4 trong Layout sẽ là một hình chữ [...]
Th9
Luyện tập (Practice) trong autocad
Trong bản vẽ, thông thường các đường ghi kích thước được phân thành 2 nhóm: nhóm nằm bên ngoài (xung quanh) hình vẽ & nhóm nằm bên trong hình vẽ.
Th9
Layer – khái niệm và các lệnh về Layer trong AutoCAD
Các thuộc tính của Layer: Name | On/Off | Freeze/Thaw | Lock/Unlock | Color | LineType | LineWeight | Plot
Th9
Hình chiều (Projection) Trong AutoCAD
Hình chiếu - Là hình biểu diễn các phần thấy được của vật thể đối với người quan sát tại một vị trí xác định. Các hình chiếu này được thiết lập theo một quy [...]
Th9
Match Photo & Modeling Practice Trong SketchUp
Match Photo và Modeling Practice trong SketchUp là hai kỹ thuật quan trọng giúp bạn tạo mô hình 3D chính xác dựa trên ảnh chụp hoặc luyện tập kỹ năng dựng hình.
Th9
Các lệnh tạo mẫu tô trong AutoCAD
Những lệnh này rất hữu ích khi bạn muốn tạo các vùng tô mẫu, từ các mẫu có sẵn cho đến các vùng tô tùy chỉnh trong AutoCAD, giúp bản vẽ chi tiết và chuyên [...]
Th9