LÝ THUYẾT

LAYOUT – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

  • Layout (còn gọi là không gian khổ giấy) được hình dung như là 1 tờ giấy có tỷ lệ 1:1 tương ứng trong thực tế (VD: tờ A4 trong Layout sẽ là một hình chữ nhật có kích thước là 297mm x 210mm). Mọi thao tác làm việc trong Layout sẽ được làm với kích thước tính bằng mm như khi ta in/vẽ trên giấy thực tế (nghĩa là chiều cao chữ trong Layout là 2mm thì khi in ra giấy cũng là 2mm).
  • Quy trình làm việc theo Layout sẽ được thực hiện như sau:
    • Các bản vẽ chính được vẽ trong Model (không gian mô hình) với kích thước thật mà không cần quan tâm đến khổ giấy và tỷ lệ
    • Tuỳ theo nhu cầu trong các trường hợp cụ thể thì kích thước khổ giấy và tỷ lệ của các hình vẽ sẽ được xác định trong Layout thông qua các View
    • Sau khi đã xác định & bố cục xong các View cần thiết thì ta sẽ tiến hành Dim kích thước và bổ sung các ghi chú cần thiết trong Layout
    • Tận dụng sức mạnh của View để phối hợp trình bày bản vẽ có nhiều tỷ lệ trên một tờ giấy – cũng như kết hợp với các hình ảnh minh hoạ thực tế để làm cho bản vẽ sinh động hơn

CÀI ĐẶT KHÔNG GIAN LÀM VIỆC – XÁC ĐỊNH KHỔ GIẤY & MÁY IN

  • Bấm chuột trái vào ký hiệu Layout bên cạnh Model | Bấm chuột phải | Page Setup Manager
  • Bấm New để tạo Page Setup mới – Modify để chỉnh sửa Page Setup có sẵn
  • New Page Setup Name | Nên đặt tên theo tên khổ giấy & kiểu in ấn để dễ nhớ (A4_PDF, A3_RICOH, …)
  • Sau đó cài đặt giống như khi sử dụng lệnh PLOT | Chọn máy in | Chọn bảng nét in | Vùng in ta chọn Layout | Lưu ý: Tỷ lệ in là 1:1
  • Chọn kiểu Page Setup phù hợp với nhu cầu | Set Current
  • Vẽ 1 hình chữ nhật bằng layer Defpoints từ góc toạ độ (0,0) đến điểm gần sát với ranh giới in được thể hiện bằng nét đứt để xác định khu vực trình bày bản vẽ

TẠO VIEW & KIỂU DIM PHÙ HỢP

  • 1 View trong Layout được hiểu là 1 phần hình ảnh tham chiếu trong không gian Model với 1 tỷ lệ tùy chọn
  • Chọn Layer Defpoints làm Layer Current | Trong trường hợp ta không muốn các View khi in ra có đường viền
  • Nhập lệnh MV | Chọn 1 cửa sổ bất kỳ trên khung làm việc | Double Click vào vùng bên trong cửa sổ để Active View | Thực hiện các lệnh Zoom/Pan cần thiết để chọn khu vực muốn thể hiện
  • Double Click vào vùng bên ngoài cửa sổ để Deactive View
  • Chọn View | MO:
    • Custom Scale: nhập tỷ lệ vẽ mong muốn – Ta phải nhớ tỷ lệ này để tạo kiểu DIM cho khớp với View
    • Display Lock (Yes/No): Khoá/Mở khoá View – Lưu ý: sau khi đặt xong tỷ lệ thì bắt buộc phải Lock View để tránh tỷ lệ View bị thay đổi do lệnh Zoom/Pan
  • Sau khi nhập tỷ lệ, ta điều chỉnh kích thước View sao cho hợp lý | Chỉnh lại tỷ lệ vẽ nếu thấy cần thiết | Display Lock: Yes để khoá View lại
  • Ta cũng có thể vẽ các đa giác bất kỳ hay hình tròn để dùng làm View cũng được (không nhất thiết là chọn cửa sổ hình chữ nhật) | Chọn Object khi tạo View
  • Biến VPROTATEASSOC (0: Không cho quay Viewport – 1: Cho quay)
  • Mỗi 1 tỷ lệ View trong layout sẽ có 1 kiểu Dim tương ứng:
    • Fit | Use overall scale of 1
    • Primary Units | Scale factor: tỷ lệ của View

KÍCH THƯỚC CHỮ – SỐ & CÁC BLOCK KÝ HIỆU KIẾN TRÚC

  • Khi vẽ bằng Layout, tất cả chữ đều có chiều cao bằng mm theo tỷ lệ 1:1 so với thực tế | Các Block ký hiệu cũng vậy
  • Tiêu chuẩn thông dụng về chiều cao của chữ trong bản vẽ (mm)
Stt Nội Dung A4 A3 A2 A1 A0
1 Text nhỏ – Nội dung chuyên sâu 1,5 2 2,5 3 4
2 Text đề mục 2 2,5 3 3,5 5
3 Text tiêu đề 2,5 3 3,5 4 6
4 Text tiêu đề lớn – bố cục bản vẽ 4 5 6 8 10

VẤN ĐỀ HIỂN THỊ KIỂU ĐƯỜNG NÉT TRONG LAYOUT

  • Ta hay gặp các trường hợp sau: đối với các loại đường có Linetype không phải Continuos | Khi vẽ trong Model ta đã dùng lệnh MO để canh chỉnh Linetype Scale cho phù hợp | Tuy nhiên khi qua không gian Layout thì các Scale này lại mất tác dụng
  • Để giải quyết vấn đề này ta dùng lệnh PSLTSCALE = 0

PLOT & PUBLISH

  • Lệnh PLOT: In 1 Layout đơn lẻ hoặc 1 vùng trên bản vẽ
  • Lệnh PUBLISH: In hàng loạt tất cả các Layout có trong tất cả các bản vẽ đang mở trong CAD – Lưu ý: nhớ kiểm tra Page Setup khi Publish

PS & MS

  • Lệnh PS (PSPACE): Chuyển đổi qua không gian làm việc Layout
  • Lệnh MS (MSPACE): Chuyển đổi qua không gian làm việc Model

QUẢN LÝ THUỘC TÍNH CỦA LAYER THEO VIEWPORT

  • Trong LAYOUT, ta có thể thay đổi tất cả các thuộc tính của mọi Layer riêng biệt theo mỗi Viewport: VP Freeze | VP Color | VP Linetyle | VP Lineweight | VP Transparent
  • Ứng dụng tính năng này để vẽ các mặt bằng bố trí vật dụng, lát nền, trần đèn, … trên 1 mặt bằng tường xây gốc

XREF – QUẢN LÝ FILE NÂNG CAO – LÀM VIỆC NHÓM

  • XREF trong AutoCAD là viết tắt của “External Reference” (Tham chiếu Ngoại vi). XREF là một tính năng quan trọng trong AutoCAD cho phép người dùng tham chiếu hoặc nhúng các bản vẽ từ các tập tin khác vào bản vẽ hiện tại. Khi sử dụng XREF, bạn có thể làm việc với nhiều bản vẽ riêng biệt nhưng vẫn giữ được sự liên kết và cập nhật giữa chúng. Điều này giúp quản lý dự án trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là khi có nhiều người cùng làm việc trên cùng một dự án. XREF cũng giúp tối ưu hóa quá trình thiết kế và giữ cho các bản vẽ của bạn gọn gàng và có tổ chức hơn.
  • Lệnh XR | Attach DWG
  • Quản lý việc hiển thị Layer bằng Filter: All | All non-Xref Layers | Xref

XREF TYPE: ATTACH vs OVERLAY

  • ATTACH:
    • Khi sử dụng xref type là “attach”, tệp xref được đính kèm vào bản vẽ hiện tại
    • Các đối tượng trong tệp xref được hiển thị và có thể được chỉnh sửa trong bản vẽ hiện tại
    • Thay đổi trong tệp xref gốc sẽ được phản ánh trong bản vẽ hiện tại khi bản vẽ đó được mở hoặc cập nhật
  • OVERLAY:
    • Khi sử dụng xref type là “overlay”, tệp xref cũng được đính kèm vào bản vẽ hiện tại, nhưng các đối tượng trong xref chỉ hiển thị và không thể được chỉnh sửa
    • Xref type “overlay” thường được sử dụng khi bạn chỉ muốn hiển thị thông tin từ tệp xref mà không muốn ảnh hưởng đến bản vẽ hiện tại
    • Thay đổi trong tệp xref gốc không ảnh hưởng đến bản vẽ hiện tại

XREF BIND: BIND vs INSERT

  • Cả 2 chế độ đều chuyển đổi file Xref thành 1 block trong bản vẽ
  • Bind: Tên của các block trong file Xref nhập vào sẽ được thêm tiền tố (Prefix) là tên file Xref trước mỗi block
  • Insert: Tên của các block trong file Xref nhập vào sẽ được giữ nguyên

XREF FILE: UNLOAD | RELOAD | DETACH

  • Unload: tạm thời xóa file Xref khỏi bản vẽ – nhưng thông tin về đường dẫn file vẫn còn trong danh sách Xref
  • Reload: nạp lại file Xref khi có thay đổi từ file gốc (do chỉnh sửa, update, …)
  • Detach: xóa hoàn toàn file Xref khỏi bản vẽ

MỘT SỐ LOẠI CẦU THANG PHỔ BIẾN TRONG NHÀ Ở

CẦU THANG CHỮ I

CẦU THANG CHỮ L

CẦU THANG CHỮ U

CẦU THANG XOẮN

THỰC HÀNH

BÀI TẬP 1

  • Dùng các kiến thức đã học về Layout để trình bày bản vẽ CAD có sẵn theo hình mẫu

BÀI TẬP 2

  • Dùng các kiến thức đã học về Layout để trình bày bản vẽ CAD có sẵn theo hình mẫu

https://drive.google.com/drive/folders/1H1hjGUJrz1eb_MjYiM9pFiMtDd8I5Bhm?usp=drive_link

THÔNG TIN KHÁC

Mamager Space thiết kế không gian của CEO

Để tạo ra một không gian toát lên sự sang trọng và tinh tế của phòng CEO không nhất thiết là phải trang trí bằng kiểu trang trí lộng lẫy hoặc đồ nội thất xa [...]

Bài Đồ án Thiết kế Nội thất Văn phòng V-RAY

Nhà thiết kế sẽ thiết kế ra mặt bằng bố trí phòng ốc, vật dụng (bàn, ghế, tủ hồ sơ, …) sao cho thoả mãn tất cả các yêu cầu của CĐT và phù hợp [...]

V-Ray, Geometry, Render Elements các yếu tố, đối tượng 3D

Trong V-Ray, Geometry đề cập đến các đối tượng 3D trong cảnh, Render Elements trong V-Ray là các lớp hoặc thành phần riêng lẻ của ảnh render

Nội Thất V-Ray Interior Render

VRAY Interior Render là quá trình tạo hình ảnh 3D nội thất với chất lượng cao bằng cách sử dụng công cụ VRay – một phần mềm dựng hình (render engine) phổ biến trong thiết [...]

VRAY EXTERIOR RENDER (Ngoại thất)

Nguồn sáng chủ đạo → Mặt trờiNguồn sáng phụ (môi trường) → Bầu trời (Ta có thể dùng VRay Sky hoặc HDRI)Ánh sáng nhấn → Đèn nội/ngoại thất

VRay Basic Lighting thiết lập ánh sáng khi sử dụng VRay

VRay Basic Lighting thiết lập ánh sáng khi sử dụng VRay, một plugin render mạnh mẽ trong các phần mềm 3D như 3ds Max, Maya, SketchUp, và Rhino

V-Ray Material thư viên vật liệu

V-Ray Material là một loại vật liệu được sử dụng trong phần mềm kết xuất (rendering) V-Ray, chủ yếu được tích hợp vào các ứng dụng thiết kế và đồ họa 3D như Autodesk 3ds [...]

Giáo trình tự học Adobe Illustrator cơ bản

Phần mềm Adobe Illustrator này sử dụng các công cụ vẽ dựa trên vector để tạo ra các hình ảnh, logo, minh họa, icon, typography và nhiều hơn thế nữa.

Giáo trình tự học Adobe Illustrator nâng cao

Adobe Illustrator là phần mềm thiết kế đồ họa vector chuyên nghiệp được phát triển bởi Adobe Inc. Phần mềm này sử dụng các công cụ vẽ dựa trên vector để tạo ra các hình [...]

Tài liệu phần mềm V-Ray: Giới thiệu V-Ray

Vray là một phần mềm được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Vray là một phần mềm kết xuất hình ảnh, hay còn được gọi là Rendering [...]

Lệnh Selective Color trong Photoshop

Lệnh Selective Color trong Photoshop cho phép bạn tinh chỉnh màu sắc của một hình ảnh bằng cách điều chỉnh riêng từng thành phần màu trong bức ảnh mà không ảnh hưởng đến các màu [...]

Lệnh Shadows/Highlights trong Photoshop

Lệnh Shadows/Highlights trong Photoshop cho phép bạn điều chỉnh độ sáng và độ tối của hình ảnh, giúp phục hồi chi tiết trong các vùng tối (shadows) và vùng sáng (highlights).

Lệnh Black & White trong Photoshop

Lệnh Black & White trong Photoshop cho phép bạn chuyển đổi hình ảnh màu sang dạng đen trắng một cách dễ dàng và linh hoạt

Action – Tối ưu ảnh cho Web trong Photoshop

Định dạng ảnh lý tưởng Gif và PNG-8, PNG-24, JPG, WBMP, Cài đặt các tùy chọn xuất, Chọn một tùy chọn Format, Chọn một tùy chọn từ hộp Slice

Thiết kế Poster – Flyer trong Photoshop

Poster là dạng ấn phẩm được sử dụng cho mục đích tuyên truyền, cổ động hay quảng cáo cho một sự kiện hay một sản phẩm dịch vụ nào đó mới mẻ.

Hiệu chỉnh màu trong Photoshop

Lệnh Color Balance (Ctrl + B, Dùng để cân bằng màu sắc, Thao tác: Rê các thanh trượt để cân bằng màu, Shadows: Tập trung thay đổi những vùng hình ảnh có sắc độ tối.

Phục chế ảnh – Hiệu chỉnh sắc độ trong Photoshop

Sử dụng để xóa nhanh các vết dơ, trầy xướt, khuyết điểm nho nhỏ trên hình ảnh (hạt chấm chấm, mụn, nốt ruồi,…), bằng cách tự tập hợp những pixel màu xung quanh để che [...]

Cùng tìm hiểu Bộ lọc Filter trong Photoshop

Filter là tập hợp các hiệu ứng đặc biệt để tạo nhiều hiệu quả trên hình ảnh nhằm mô phỏng các kết cấu hay biến hóa hình ảnh phong phú hơn, sinh động hơn.

Hướng dẫn học Thiết kế Brochure

Brochure rất quan trọng và không thể thiếu trong việc quảng cáo và xây dựng hình ảnh ở mỗi doanh nghiệp, nó tiện lợi, rẻ tiền, dễ tiếp cận khách hàng

Trong Photoshop, Path, Shape, và Brush

Trong Photoshop, Path, Shape, và Brush là ba công cụ quan trọng giúp tạo ra và thao tác với các yếu tố đồ họa. Mỗi công cụ có chức năng và ứng dụng riêng biệt [...]

Text Layer Style trong Photoshop

Layer Style trong Photoshop là một bộ công cụ mạnh mẽ cho phép bạn áp dụng các hiệu ứng đặc biệt cho các layer của mình mà không làm thay đổi nội dung ban đầu.

Mask – Channel trong Photoshop

Mask và Channel trong Photoshop là hai công cụ mạnh mẽ giúp người dùng tạo ra các hiệu ứng phức tạp và kiểm soát cao về chi tiết hình ảnh.

Color Fill trong photoshop

Trong Photoshop, Color Fill là một lệnh hoặc công cụ cho phép bạn điền màu vào một vùng chọn, layer, hoặc toàn bộ hình ảnh.

Vùng chọn Selection trong Photoshop

Cách một là nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để tạo vùng chọn và nhấn Ctrl + J để tách nó ra một Layer riêng biệt.

Layer – Transform trong Photoshop

Trong Photoshop, Layer - Transform là một chức năng rất hữu ích cho phép bạn thay đổi kích thước, xoay, nghiêng, biến dạng, và lật các layer một cách tự do.

Bài tập thực hành sắp xếp trật tự Layer Photoshop

Những bài tập này sẽ giúp bạn làm quen với các công cụ quan trọng trong Photoshop và phát triển kỹ năng xử lý hình ảnh một cách chuyên nghiệp hơn.

Giới thiệu lý thuyết về Photoshop

Chương trình Photoshop là một chương trình xử lý ảnh (bitmap) chuyên nghiệp, lắp ghép hình ảnh, phục chế ảnh cũ, tạo ảnh nghệ thuật, hỗ trợ thiết kế Web và phục vụ in ấn (poster, catalogue, brochure,…)

Mepf Drawings trong AutoCAD

MEPF Drawings trong AutoCAD là bản vẽ kỹ thuật thể hiện các hệ thống Cơ, Điện, Ống Nước và Phòng Cháy Chữa Cháy trong các công trình xây dựng.

Furniture Details trong Autocad

Trong AutoCAD, để tạo và chi tiết hóa bản vẽ liên quan đến đồ nội thất (Furniture Details), bạn có thể sử dụng các công cụ và lệnh khác nhau để xây dựng, bố trí, [...]

Tạo Dynamic Block trong AutoCAD giúp tiết kiệm thời gian

ynamic block là một loại block trong AutoCAD có thể thay đổi kích thước, hình dạng hoặc vị trí một cách linh hoạt - Nhằm cho phép người dùng tạo ra một block có thể [...]

Layout và các khái niệm trọng AutoCAD

Layout (còn gọi là không gian khổ giấy) được hình dung như là 1 tờ giấy có tỷ lệ 1:1 tương ứng trong thực tế (VD: tờ A4 trong Layout sẽ là một hình chữ [...]

Luyện tập (Practice) trong autocad

Trong bản vẽ, thông thường các đường ghi kích thước được phân thành 2 nhóm: nhóm nằm bên ngoài (xung quanh) hình vẽ & nhóm nằm bên trong hình vẽ.

Layer – khái niệm và các lệnh về Layer trong AutoCAD

Các thuộc tính của Layer: Name | On/Off | Freeze/Thaw | Lock/Unlock | Color | LineType | LineWeight | Plot

Hình chiều (Projection) Trong AutoCAD

Hình chiếu - Là hình biểu diễn các phần thấy được của vật thể đối với người quan sát tại một vị trí xác định. Các hình chiếu này được thiết lập theo một quy [...]

Match Photo & Modeling Practice Trong SketchUp

Match Photo và Modeling Practice trong SketchUp là hai kỹ thuật quan trọng giúp bạn tạo mô hình 3D chính xác dựa trên ảnh chụp hoặc luyện tập kỹ năng dựng hình.

Các lệnh tạo mẫu tô trong AutoCAD

Những lệnh này rất hữu ích khi bạn muốn tạo các vùng tô mẫu, từ các mẫu có sẵn cho đến các vùng tô tùy chỉnh trong AutoCAD, giúp bản vẽ chi tiết và chuyên [...]